Hiện tại e có dự định sau khi tốt nghiệp xong Master sẽ học lên PhD nếu có cơ hội. Nhưng em đang băn khoăn là liệu em có nên tiếp tục học tiếp ở trường học cũ và work tiếp với giáo sư hướng dẫn (gshd) hiện tại hay không. Vấn đề là, em cảm nhận được giáo sư hướng dẫn em quá chill và kiểu không thật sự take care sinh viên ấy, chưa kể là, vì thầy e làm quá nhiều lĩnh vực và k thật sự có lĩnh vực nào thầy focus vào, nên về mảng em đang làm, phần lớn là em tự mày mò, nghiên cứu và đi học hỏi ng khác chứ ít khi học hỏi được thêm giáo sư. Do đó em có ý định tìm giáo sư hd khác sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ. Nhưng e cũng đang phân vân: Bởi vì nếu bây giờ đi tìm giáo sư hướng dẫn mới thì sẽ rất mất thời gian và công sức giống như bắt đầu lại từ đầu vậy. Không chỉ phải đi tìm giáo sư, em còn phải ôn tập để đậu vào trường mới. Trong khi ở trường hiện tại, em không cần thi để được lên PhD nếu làm việc với gshd cũ và trường cũ. Mong được anh cho lời khuyên giúp em với ạ.
Hướng dẫn sinh viên không dễ và mỗi giáo sư hướng dẫn có 1 phong cách khác nhau, và quan hệ giáo sư hướng dẫn - sinh viên cũng rất nhiều màu sắc. 1. Có giáo sư hướng dẫn chỉ đóng vai trò giving advice, còn research làm gì thì tự bạn tìm tòi, kể cả làm research khác hẳn với giáo sư hướng dẫn. Quan hệ giáo sư-sinh viên kiểu này rất phổ biến ở ngành Toán và có thể một số ngành khác nữa. 2. Có giáo sư hướng đưa cho bạn một bài toán để nghiên cứu, giải quyết thế nào thì bạn phải tự tìm tòi. Từ bài toán đó bạn có thể tìm hiểu những hướng liên quan, thông qua thảo luận với giáo sư. Giáo sư sẽ giúp được bạn high level, còn low level thì bạn phải tự tìm tòi. Kiểu này cực kì phổ biến, rất nhiều các giáo sư (đặc biệt là after tenure) theo hướng này. 3. Như điểm 2, nhưng giáo sư có thể chỉ thêm cho bạn một vài hướng đi cụ thể để giải quyết bài toán, giáo sư có thể chỉ cho bạn paper để đọc, và họ có thể dành thời gian suy nghĩ với bạn. Hướng dẫn kiểu này không nhiều nhưng cũng không ít, chủ yếu giáo mới (pretenure) đi theo hướng này. Nếu bạn rất giỏi và độc lập, thì các giáo sư (kể cả post tenure) lại hay đi theo hướng này, vì bạn đóng vai trò là một collaborator, người có năng lực thực sự đủ để giúp các giáo realize cái vision của họ. Tuy nhiên trường hợp này hiếm. 4. Giáo sư giúp bạn từ A đến Z. Quan hệ kiểu này thường xảy ra khi sinh viên không có năng lực tự nghiên cứu được, phải "lôi đi" thì mới đi được. Quan hệ kiểu này hiếm nhưng không phải không có. Và quan hệ kiểu này painful for both parties. Mình không biết giữa bạn và giáo sư thuộc dạng nào. (Ngoài ra, không phải quan hệ nào cũng khớp 1 trong 4 kiểu trên.) Những gì bạn mô tả thì trường hợp của bạn không phải là hiếm. Giáo sư họ có lộ trình của họ, có những vấn đề họ quan tâm. Nếu bạn thấy hướng của họ không phù hợp với bạn thì có thể tính tìm giáo sư hướng dẫn khác. Họ sẽ không thay đổi hướng đi của họ đề phù hợp với bạn, bạn sẽ phải là người thay đổi. > "phần lớn là em tự mày mò, nghiên cứu và đi học hỏi ng khác" Mình nghĩ đây là điểm rất đáng khen của bạn. Kĩ năng tự mày mò, tìm đúng người để hỏi là một kĩ năng quan trọng trong nghiên cứu. Ngay cả sinh viên của mình, mình cũng mong muốn họ có được kĩ năng này. > "Bởi vì nếu bây giờ đi tìm giáo sư hướng dẫn mới thì sẽ rất mất thời gian và công sức giống như bắt đầu lại từ đầu vậy." Mình có thể hiểu được lo lắng của bạn. Trong tình huống như vậy, mình thường nghĩ tới: mục tiêu mình học PhD là vì cái gì. (a) Vì muốn được học, được nghiên cứu những hướng mình đam mê, hay (b) vì muốn có bằng PhD phục vụ cho mục đích khác, ví dụ như xin việc hay (c) lý do nào khác. Nếu là (a) thì mình nghĩ mất chút thời gian cũng không sao vì thời gian vừa qua không phải là thời gian phí và do đó cũng không phải là "mất thời gian". Nếu là (b) thì có lẽ cứ tiếp tục cho đến xong? (Thực ra tiếp tục cũng không chắc có xong). Biết được mục đích là gì thì bạn sẽ chọn được lựa chọn phù hợp với mục đích của mình.