Guest
Jan 3, 19:28
Làm thế nào để cải thiện hồ sơ PhD CS ở Mỹ nếu không có papers ở top conferences?

Em hiện đang là sinh viên master và muốn ứng tuyển PhD CS ở Mỹ. Vì vậy, em có một câu hỏi muốn hỏi ý kiến anh, với vai trò là giảng viên tại Mỹ. Hiện tại em thấy sinh viên apply PhD CS ở các trường top ở Mỹ, đặc biệt là ngành ML/CV, thì thường cần 1-2 paper A* ở ICLR, NeuIPS, CVPR, ICCV, ECCV, etc. Điều này làm cho những sinh viên có ít paper hoặc có papers ở những conference nhỏ rất khó cạnh tranh. Đối với cá nhân em, để có được papers ở các top conferences như vậy ở bậc undergraduate/master là rất khó. Vì còn phải tập trung học coursework, cải thiện foundation về toán, etc. Vậy nếu như sinh viên không có paper ở top conferences, anh có lời khuyên nào để chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển tốt hơn không? Em xin cảm ơn anh.

Lê Việt Hùng
Lê Việt Hùng
Jan 5, 16:18

Hội đồng tuyển sinh, cũng như giáo sư hướng dẫn, tìm kiếm hai điều chính ở một ứng viên: 1. Đam mê nghiên cứu 2. Có tiềm năng trở thành một nhà nghiên cứu giỏi trong tương lai. Ở đây nhấn mạnh chữ "tiềm năng", vì tại giai đoạn tốt nghiệp đại học, đa số các ứng viên chưa có đủ kinh nhgiệm nghiên cứu thực thụ, (điều này đúng với cả các ứng viên mà sau nay họ trở thành những nhà nghiên cứu đẳng cấp). Thế nào là nghiên cứu thực thụ thì xin để dịp khác. Personal statement là chỗ tốt nhất để thể hiện đam mê nghiên cứu của bạn. Do đó, viết một personal statement tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt. Đam mê nghiên cứu là điều kiện cần chứ chưa đủ, đặc biệt trong lĩnh vực AI/ML khi mà số lượng ứng viên rất lớn. Tiềm năng nghiên thường mang yếu tố quyết đinh. Tiềm năng nghiên cứu thể hiện ở vài điểm, theo thứ tự quan trọng như sau: 1. Recommendation Letters 2. Publications 3. Các hoạt động nghiên cứu đã tham gia: bài học và kết quả. 4. Các thành tích liên quan, ví dụ giải quốc tế, quốc gia, thủ khoa, học bổng các loại, GPA v.v. Recommendation Letter rất quan trọng, vì chỉ có người làm việc sâu sát với bạn trước kia là ngừoi có thể đánh giá đúng nhất. Ngừời viết thư giới thiệu càng được biết đến nhiều trong nghiên cứu thì thư càng có trọng lượng. Nếu bạn có thể xin được vào lab nào đó để có kinh nghiêm nghiên cứu, tiếp xúc với thầy/cô hướng dẫn tốt thì khả năng cải thiện điểm 1 càng cao. Một cách nữa để có recommendation letters tốt là apply VEF 2.0 (https://vef2.org/). Publications thể hiện được rất nhiều tiềm năng nghiên cứu của ứng viên, mặc dù không phải tất cả. Điểm 3 là điểm có thể cả thiện được nhiều nhất: xin vào các lab nghiên cứ, tự tìm tòi đọc tài liệu cũng là một cách nếu bạn chưa thể xin vào được lab nào đó. Bạn nên tập trung cải thiện điểm 3 nếu cả 2 điểm kia đều khó khăn. Nếu bạn có thành tích như trong điểm 4, bạn nên tìm cách nêu bật trong CV/Resusume. Ngày xưa mình apply, cũng không có publications nào tốt cả (điểm 2), cũng không có giải quốc gia quốc tế (điểm 4), GPA thì cũng tầm thường, không thấp không cao. Mình apply VEF và xin được recommendation letters, và được một anh người Việt giới thiệu với giáo sư huớng dẫn sau này của mình, giúp mình được admission vào Oregon State University. Điều cuối cùng mình muốn nói: rất nhiều ứng viên PhD không có top conference papers được admission PhD. Ở Mỹ có rất nhiều trường và mình tin rằng nếu bạn có đam mê và quyết tâm thì sẽ có trường nhận bạn. Có thể không phải trường top 10 hay 20, nhưng điều quan trọng hơn là tìm được cơ hội để có thể tiếp tục học tập. Trường mình học PhD, Oregon State University, top khoảng 50-60. Nhìn lại mình thấy mình được admission đã là may mắn lắm rồi. Chúc bạn cũng may mắn như vậy.

Comments
Comment